CETECH ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN CHỐNG SÉT VÀO THIẾT KẾ

CETECH với hơn 10 năm hình thành và phát triển đã tập hợp được các kỹ sư giàu kinh nghiệm và uy tín trng lĩnh vực cung cấp dịch vụ tư vấn thiết kế cơ điện qua nhiều công trình khác nhau từ Trung tâm thương mại đến cao ốc Văn phòng, từ Chung cư Cao cấp đến Biệt thự nhà Xưởng, sân golf, resort… CETECH luôn áp dụng các tiêu chuẩn, khuyến nghị của các tổ chức và quốc gia vào thiết kế hệ thống cơ điện.

Một trong những hạng mục quan trọng hàng đầu trong thiết kế hệ thống cơ điện cho các công trình cao tầng phải kể đến hệ thống chống sét. Vậy hệ thống chống sét là gì? Vì sao phải thiết kế hệ thống chống sét?

  • Hệ thống chống sét là hệ thống được tạo ra để bảo vệ kiến trúc một công trình xây dựng.  Nhằm để tránh được những thiệt hại bởi dòng sét gây ra “ một dòng sét lến tới 200kA”. Một hệ thống chống sét bảo vệ công trình bằng cách di chuyển dòng sét xuống dưới đất một cách nhanh chóng. Thông qua một đường trở kháng thấp nhất ( mà không đi qua một vật dẫn nào khá
  • Nếu không có hệ thống chống sét: Thì công trình có thể bị hư hại lớn do sét đánh. Việc đầu tiên là nó sẽ phá hủy công trình. Sau đó nó sẽ chuyền qua các vật có thể dẫn điện bên trong một công trình như ống nước, chảo thu truyền hình, ăng ten, dây điện, thiết bị gia dụng để tìm con đường có trở kháng thấp nhất để truyền xuống đất “ gọi là hiện tượng sét nhảy”.  Do dòng sét có điện áp rất lớn. Nên khi chạy qua các vật đó sẽ sinh ra nhiệt rất lớn làm chảy, cháy, nổ vật dẫn gây hư hỏng và hỏa hoạn. Bất kỳ vật nào cũng có thể dẫn sét. Vật có độ ẩm cũng có thể dẫn sét và để dòng sét nhảy qua.

Để thiết kế hệ thống chống sét đạt hiểu quả bảo vệ cao nhất cho các công trình xây dựng cetech luôn áp dụng các tiêu chuẩn của thế giới cũng như của Việt Nam vào trong quá trình thiết kế.
Các Tổ chức quốc tế và các quốc gia và vùng lãnh thổ đã đưa ra và cập nhật ngày càng nhiều các khuyến nghị, tiêu chuẩn yêu cầu liên quan đến tiếp đất và chống sét, nhằm ngày càng đảm bảo an toàn hơn từ khâu thiết kế, lắp đặt và bảo trì hệ thống. Dưới đây là các khuyến nghị, tiêu chuẩn phổ biến nhất hiện nay:

1. Các tiêu chuẩn chống sét của IEC (Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế)
IEC61024 : Chống sét lặp lại, Chống sét lan truyền
IEC61312 : (LEMP) Chống ảnh hưởng điện trường của xung sét
IEC61662 (1996-05) “Assessment of risk of damage due to lightning”
IEC61663 : Chống sét cho các đường dây viễn thông
IEC60364-5-534 (1997-11) “Lắp đặt điện cho tòa nhà”-Phần 5: Lựa chọn thiết bị điện và điện tử – Mục 534 : Chọn thiết bị bảo vệ quá áp lặp lại
IEC61643 : Thiết bị bảo vệ quá áp được kết nối với hệ thống điện phân phối hạ áp” (2002-01) – Phần 1: Phương pháp kiểm tra
IEC61643 : Thiết bị chống sét nguồn điện hạ áp” (2000-09)-Phần 21: Kết nối thiết bị chống sét với mạng tín hiệu và viễn thông, phương pháp kiểm tra
IEC 61643: Low voltage surge protective devices (2002-02)-Part 12:Thiết bị chống sét được kết nối với hệ thống điện – Chọn lựa và nguyên tắc ứng dụng
IEC61643 : Các phần tử cho thiết bị chống sét hạ áp” (2001-10) Phần 311: Tính năng của ống phóng khí (GDT)
IEC62305 : Chống sét lan truyền, Chống sét lặp lại (2006-01)–Part 1: Nguyên lý chung
IEC62305 : Protection against lightning (2006-01)–Part 2: Quản lý rủi ro từ sét
IEC62305 : Protection against lightning (2006-01)–Part 3: Physical damage to structures and life hazard
IEC62305 : Protection against lightning (2006-01)–Part 4: Electrical and electronic systems within structures
2. Các khuyến nghị và tài liệu chống sét và tiếp đất an toàn của ITU-T (Liên minh viễn thông quốc tế )
ITU-T Recommendation K.11: Các nguyên tắc chống quá áp và quá dòng
ITU-T – K.12 : Đặc tính các ống phóng điện có khí bảo vệ thiết bị viễn thông
ITU-T – K.20: Khả năng chống quá áp và quá dòng của thiết bị viễn thông lắp đặt trong một trung tâm viễn thông
ITU-T – K.21: Khả năng chống quá áp và quá dòng của thiết bị được lắp tại nhà của khách hàng
ITU-T – K.25 : Bảo vệ cáp sợi quang
ITU-T – K.27: Cấu hình đấu nối và tiếp đất bên trong một toà nhà viễn thông
ITU-T – K.28: Các đặc tính của tổ hợp thiết bị chống sét bán dẫn bảo vệ thiết bị viễn thông.
ITU-T – K.30 :Các điện trở có hệ số nhiệt dương, PTC.
ITU-T – K.31: Cấu hình đấu nối và tiếp đất cho thiết bị viễn thông bên trong toà nhà thuê bao.
ITU-T – K.35:Cấu hình đấu nối và tiếp đất tại các điểm điện tử ở xa.
ITU-T – K.36: Lựa chọn các thiết bị bảo vệ.
ITU-T – K.39: Đánh giá rủi ro thiệt hại đối với các trạm viễn thông do sét.
ITU-T – K.40 : Protection against LEMP in telecommunications centres (Chống xung điện do sét tại các trung tâm viễn thông).
ITU-T – K.44: Các phép thử khả năng chống quá áp và quá dòng đối với thiết bị viễn thông đặt ở nơi trống trãi.
ITU-T – K.47: Chống sét đánh trực tiếp bảo vệ đường dây viễn thông dùng dây dẫn kim loại.
ITU-T – K.56: Chống sét bảo vệ các trạm gốc vô tuyến.
ITU-T (1974) : Chống sét bảo vệ các đường dây và thiết bị viễn thông, Các chương 1-5.
ITU-T (1978) : Chống sét bảo vệ các đường dây và thiết bị viễn thông, Các chương 6,7 và 8
3. Tiêu chuẩn chống sét và tiếp địa của Việt Nam
TCN 68-140:1995: Tiêu chuẩn ngành về Chống quá áp, quá dòng bảo vệ đường dây và thiết bị thông tin – Yêu cầu kỹ thuật.
TCN 68-167:1997: Tiêu chuẩn Thiết bị chống quá áp, quá dòng do ảnh hưởng của sét và đường dây tải điện – Yêu cầu kỹ thuật .
TCN 68-141:1999: Tiêu chuẩn ngành vềTiếp đất cho các công trình viễn thông – Yêu cầu kỹ thuật.
TCN 68-135:2001: Tiêu chuẩn về Chống sét bảo vệ các công trình viễn thông – Yêu cầu kỹ thuật .
TCN 68-174:2006: Tiêu chuẩn về Quy phạm tiếp đất và chống sét bảo vệ các công trình và thiết bị viễn thông.
TCXDVN 46-2007: Tiêu chuẩn xây dựng về Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.
TCVN 8071-2009 : Công trình viễn thông – Quy tắc thực hành chống sét và tiếp đất.
QCVN 9:2010/BTTTT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếp đất cho các trạm viễn thông
QCVN 32:2011/BTTTT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chống sét cho các trạm viễn thông và mạng cáp ngoại vi viễn thông”
TCVN 9385 : 2012 : Tiêu chuẩn Việt nam về Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống


4. Tiêu chuẩn chống sét của Mỹ
ANSI/IEEE 81-1983 Hướng dẫn đo điện trở suất của đất, đo điện trở tiếp đất, và điện thế mặt của hệ thống tiếp đất
UL 96A-2007 : Các yêu cầu lắp đặt hệ thống chống sét
NFPA 780-2008 : Lắp đặt hệ thống chống sét
API-2003 Protection against Ignitions Arising Out of Static, Lightning and Stray Currents.
AAF-20 (6950-10A) Practices and Procedures for Lightning protection, Grounding, Bonding and Shielding Implementaion.
REA Bulletin 1751F-802 Electrical Protection Grounding Fundamentals.
RUS Bulletin 1751F-801 Electrical Protection Fundamentals UL
5. Tiêu chuẩn tiếp đất và chống sét của Anh
BS 7430:1998 Code of practice for Earthing
BS 6651:1999 Code of practice for protection of structures against lightning
BS EN 50164 Lightning protection components (LPC)
BS EN 62305:2006 Protection against lightning
6. Tiêu chuẩn chống sét của Tây Ban Nha
UNE 21 186 – 1996 Chống sét trực tiếp bằng kim thu sét phát xạ sớm
7. Tiêu chuẩn chống sét trực tiếp của Pháp
NF C 17-102:1995 Chống sét cho công trình và không gian mở bởi kim thu sét phát xạ sớm
NF C 17-100:1995 : Bảo vệ công trình và không gian công cộng bằng cột thu lôi chống sét
8. Tiêu chuẩn khác
EN 50536 (Châu Âu) : Bảo vệ chống sét lặp lại – Hệ thống cảnh báo giông sét

Để có một hiệu quả cao trong chống sét bảo vệ các công trình viễn thông, truyền số liệu, điện lực, dầu khí, phát thanh truyền hình và các cấu trúc xây dựng khác trên mặt đất cần phải có một giải pháp chống sét toàn diện. Có thể sử dụng giải pháp công nghệ của các nhà sản xuất sản phẩm chống sét khác nhau trên thế giới và trong nước, nhưng phải đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn quy định đã được công nhận